Cách pha thuốc An Toàn – Hiệu Quả khi sử dụng máy bay phun thuốc không người lái (Drone)

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, với kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng. Nhiều khâu trong quy trình canh tác như làm đất, trồng cây, bón phân, xịt thuốc, bơm nước, thu hoạch, chế biến…từ chỗ thực hiện bằng thủ công nay đã chuyển dần sang dùng máy hay các thiết bị công nghệ hiện đại khác.

Riêng với bà con nông dân trồng lúa đã biết dùng máy làm đất, dùng máy có trang bị tia laser để san phẳng mặt ruộng, dùng máy để gieo cấy, dùng máy để rải phân, thu hoạch…thì vài năm gần đây lại ứng dụng thêm một công nghệ mới là phun thuốc Bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ và rải phân bón,,… bằng thiết bị máy bay không người lái (hay còn gọi là drone). Đây là một ứng dụng công nghệ quan trọng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe con người, đồng thời cũng tối đa hóa hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá để năng suất cây trồng.Tuy nhiên việc ứng dụng máy bay không người lái (drone) để phun thuốc đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức về hóa chất, hiểu biết rõ về dịch hại và đặc tính từng loại giống cây trồng. Cụ thể, người sử dụng phải biết cách chọn thuốc nào có thể pha chung và thứ tự pha như thế nào để tránh nghẹt béc hoặc mất tác dụng của thuốc, vì khi phun thuốc bằng máy bay lượng nước sử dụng rất ít, chỉ khoảng bằng 1/10 đến 1/20 so với bình thường nên đa số các loại thuốc đều rất khó pha. Ngoài ra người điều khiển drone phải biết giống nào cứng cây, giống nào yếu cây hoặc dịch hại nào nằm dưới gốc, dịch hại nào nằm trên lá để điều khiển chế độ phun và độ cao cho phù hợp.

Một số điều lưu ý khi chọn thuốc, pha thuốc và chăm sóc cây trồng để áp dụng hiệu quả phun thuốc bằng máy bay:

  1. Hạn chế chọn thuốc dạng bột (WP, SP, BTN, BHN) hoặc nhũ dầu (EC, ND) cao vì thuốc khó tan hoặc khó pha trộn với lượng nước ít.
  2. Không được dùng nước đục, nước phèn, nước nhiễm mặn để pha thuốc. Tốt nhất là dùng nước mưa, nước sạch không phèn, không mặn.
  3. Nếu phải hỗn hợp nhiều loại thuốc thì thứ tự pha tốt nhất nên theo nguyên tắc: BỘT --> RẮN --> SỆT --> LỎNG --> PHÂN BÓN LÁ. Cụ thể, xem ký hiệu dạng thuốc trên bao bì và pha theo trình tự như sau: WP/ SP/ BTN/ BHN/WG/ WDG/SC/ CS/OD/EC/ND/SL/DD. Nếu có kết hợp với phân bón lá thì phân bón lá pha sau cùng.
  4. Pha từng loại thuốc, khuấy đều trong từng xô nước riêng rồi sau đó mới đổ vào bình theo thứ tự trên.
  5. Lập tức ngừng sử dụng thuốc nếu sau khi pha thấy các hiện tượng như kết tủa, nóng bình, bốc khói…
  6. Nên sạ thưa, bổ sung một số chất/ sản phẩm giúp lá lúa đứng, cây lúa cứng để khi phun thuốc bằng máy bay lúa không bị đổ ngã cũng như gia tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. Có thể sử dụng sản phẩm lùn cây Brighstar 25SC (Paclobutrazol dạng nước) phun thời điểm 25-30 ngày và xen kẽ phun dinh dưỡng cứng cây Hợp Trí Casi (can-xi + silic) 2 lần trong vụ.
  7. Máy bay nông nghiệp DJI t20p phun thuốc, sạ lúa, bón phân

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *